Bài 02: Phương pháp thực tập thiền căn bản

Tác giả: TN. Tánh Hoà

1- Cách ngồi Thiền 

– Ngồi kiết già hoặc bán già trang nghiêm.

– Toàn thân thả lỏng, lưng thẳng cổ thẳng cân bằng.

– Hai tay xếp chồng lên nhau (giống như đức Phật).

– Hít vào vài hơi thật sâu để lưu thông phổi và các mạch máu giúp cho dễ thở hơn.

– Rồi thứ tự: nhập thiền, trụ thiền và xuất thiền.

2- Nhập Thiền

– Có hai tư thế ngồi: Kiết già và bán già.

– Bàn tay phải để lên trên bàn tay trái. Hai bàn tay đặt trên hai lòng bàn chân, hai đầu ngón tay cái vừa chạm nhau, nằm ngay chiều rún.

– Chuyển động thân 3 hoặc 5 lần, ban đầu mạnh, sau nhẹ dần. (Tham gia học một buổi sẽ biết cách).

– Ngồi thẳng lưng vừa phải, đừng quá ưỡn cũng đừng để cong hoặc ẹo, đầu hơi cúi (lưng cong và đầu cúi quá, dễ sanh hôn trầm là buồn ngủ).

– Chiều chóp mũi ngay đầu hai ngón tay cái, mắt mở 1/3, tầm nhìn không quá xa (nhìn quá gần dễ sanh hôm trần, quá xa, dễ sanh tán loạn. Người nào ít bị hôn trầm có thể ngồi nhắm mắt, sẽ dễ phản quan hơn.)

– Ngồi yên gương mặt bình thản, vui tươi.

– Hít thật sâu và thở ra, đừng mạnh cũng đừng gấp, đều đều nhẹ nhẹ,

– Thở như thế 3 lần, từ mạnh rồi đến nhẹ dần.

Thở xong, ngậm miệng lại, môi và răng vừa khít nhau, lưỡi để lên trên và bắt đầu Trụ thiền.

3- Trụ thiền (có nhiều phương pháp)

  • Đếm số

– Thở vào thở ra đếm 1

– Thở vào thở ra đếm 2

– Cho đến 3-4-5-6-7-8-9-10

– Cứ lập đi lập lại vậy.

  • Niệm A Di Đà Phật

– Thở vào niệm thầm A DI

– Thở ra niệm thầm ĐÀ PHẬT

– A DI..ĐÀ PHẬT..

– Cứ lập đi lập lại theo hơi thở như vậy

  • Biết Phồng Xẹp

– Chú tâm vào bụng

– Khi bụng phình lên biết PHỒNG khi bụng xẹp xuống biết XẸP

– Phồng…xẹp…

– Cứ lập đi lập lại theo hơi thở như vậy.

  • Pháp tri vọng

– Khi một niệm khởi lên ta liền biết đó là vọng tưởng, không bị nó lôi dẫn. Không chạy theo vọng tưởng, vọng tự nhiên biến mất, ngay đó tâm liền an.

Vọng lặng thì tâm thanh tịnh, rỗng rang trong sáng. Thực tập đến khi còn cái biết luôn luôn hiện hữu.

– Chúng ta có thể dùng bốn câu kệ sau đây của Thiền sư Huyền Giác, để áp dụng vào công phu (Biết vọng không theo):

Tỉnh tỉnh lặng lặng phải

Tỉnh tỉnh tán loạn sai

Lặng lặng tỉnh tỉnh phải

Lặng lặng hôn trầm sai.

– Bài thơ minh họa:

Học đạo du như thủ cấm thành

Trú phòng lục tặc dạ tinh tinh

Trung quân chúa tướng năng hành lệnh

Bất động can qua trị thái bình.

Nghĩa là:

Học đạo giống như giữ cấm thành

Ngày ngừa lục tặc, tối tinh tinh

Trong quân chúa tướng hay hành lệnh

Chẳng động gươm đao trị thái bình.

4- Xuất thiền (còn gọi xả thiền)

– Xả thiền, mọi hơi thở, động tác đều từ nhẹ đến mạnh. (Tham gia sẽ thấy)

– Đọc bài nguyện hồi hướng:

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Ðệ tử và chúng sanh

Ðều trọn thành Phật đạo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *