Thượng tọa Thích Huyền Châu, người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha (Hoa Kỳ) chiêm bái Thánh địa Linh Thứu sơn (Ấn Độ)

Tác giả: Vườn Trúc, ảnh Hiền Nguyên, HIền Siêu, Hiền Nhẫn và CPL

ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAKYA BUDDHA (HOA KỲ) CHIÊM BÁI THÁNH ĐỊA LINH THỨU SƠN – ĐẢNH LỄ HƯƠNG THẤT ĐỨC THẾ TÔN TẠI VƯƠNG XÁ THÀNH, ẤN ĐỘ

Ngày 20/2/2024, Phật lịch 2568 – Thượng tọa Thích Huyền Châu, người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ đã hướng dẫn Tăng đoàn, Ni đoàn và chúng Phật tử tại gia thuộc bổn trưởng đến đất nước Ấn Độ – Nepal, quê hương đức Phật để Chiêm bái đảnh lễ Thánh địa Phật giáo và cúng dường 1250 vị Tỳ kheo Tăng Ni.

Linh Thứu Sơn tiếng Pāli là Gijjhakuta, nghĩa là ngọn núi kên kên (Vulture’s Peak), tức trên đỉnh núi có hình dạng của con Kên Kên là loài chim rất phổ biến ở Ấn Độ, gần thành Vương Xá (Rājagaha).

Tại Linh Thứu sơn này, nhiều bài kinh quan trọng đã được đức Phật tuyên thuyết khi Ngài còn tại thế. Theo truyền thống Phật giáo Đại thừa, tại núi này, đức Phật đã thuyết kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharmapundarika Sutta), là bộ kinh quan trọng và là kim chỉ nam của hành giả đại thừa và Pháp Hoa Tông.

Trong kinh này, đức Phật khẳng định Phật tính bình đẳng trong tất cả chúng sinh, không phân biệt nam nữ, quí tiện vì ai cũng có Phật tánh và sẽ thành Phật, qua lời tuyên ngôn của Phật:

“Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành.”

Một điều đặc biệt không thể không nhắc đến, đó là hình thức chiếc y của các thầy tỳ kheo; sở sĩ y của các thầy tỳ kheo được gọi là áo ruộng phước (phước điền y) chính là lời dạy từ kim khẩu của đức Thế Tôn.

Một hôm, đức Phật cùng với các đệ tử đứng trên núi Linh Thứu ngắm nhìn cảnh sinh hoạt của nông dân và bao cánh đồng mênh mông dưới chân núi. Ngài thấy những thửa ruộng được chia thành từng luống cách ly với nhau, vừa để phân biệt quyền sở hữu của mỗi người đồng thời dễ canh tác, nhất là trong việc giữ nước. Từ hình ảnh này đức Phật liên tưởng đến các thầy tỳ kheo.

Đức phật nghĩ rằng, các thầy tỳ kheo như những ruộng phước để chúng sanh gieo trồng hạt giống Bồ đề; nếu các thầy tu tập giới đức thanh tịnh trang nghiêm, thì bản thân các thầy như mảnh ruộng tốt làm cho chúng sanh gieo giống được mùa. Bằng ngược lại, các thầy là mảnh đất cằn cỗi không đem lại nguồn sống tốt cho mọi người.

Vì vậy, chiếc y các thầy tỳ kheo, dù là y bá nạp hay cắt may đều phải thành từng ô vuông nho nhỏ kết lại mà không được mặc vải liền. Ý nghĩa y phước điền được xuất xứ từ ngày ấy.

Nửa đoạn đường lên đỉnh núi Linh Thứu có chỗ nghỉ chân được xác nhận nơi Vua Tần Bà Sa La xuống kiệu để thân hành viếng thăm đức Phật. Qua đoạn đường dốc gần đến hương thất Phật ngự, chúng ta thấy hang động nhỏ, nằm bên tay phải lối đi, được cho là thạch thất của Ngài A Nan, vị thị giả suốt đời hầu cận trung thành bên đức Thế Tôn.

Phía trước thạch thất này, có tảng đá lớn và nhiều mảnh vỡ được đánh dấu đó chính là tảng đá mà xưa kia Đề Bà Đạt Đa (Devadatta), người anh em chú bác của Phật, lăn xuống để hại Phật, lúc Ngài đi ngang qua lối hẹp này. Nhờ oai thần của bậc đại giác, Đề Bà Đạt Đa đã không thực hiện thành công mưu đồ bất chính của mình.

Phía trên thạch thất ngài A Nan khoảng 15 bậc thềm thang, gần hương thất của Phật là thạch thất của Ngài Xá Lợi Phất (Sāriputta), vị tôn giả trí tuệ bậc nhất trong hàng đệ tử của Phật.

Xung quanh khu vực này còn nhiều thạch thất khác của chư thánh đệ tử Phật như Ngài Ma Ha Ca Diếp, Mục Kiền Liên ….Trên cùng là hương thất của Phật, gần mõm đá được cho là giống cái đầu con chim kên kên, nơi đức Phật thường ngự khi Ngài dừng chân tại Linh Thứu. Đây là điểm cao nhất của ngọn núi này. Từ đây chúng ta có thể quan sát quanh khu vực này cho dù các cảnh vật rất xa.

Hai chữ Hương thất là từ xưng tán công đức, giới hạnh của Phật tỏa ngát như hương thơm bay khắp bốn phương, làm cho mọi người phải ngưỡng mộ một cách say sưa. Trong kinh Pháp Cú phẩm Hoa đức Phật dạy:

“Trong các loài hoa, dù là hoa Chiên Đàn, hoa Đa Dà La hay hoa Mạc Lợi, tuy thơm thật nhưng không thể bay ngược gió. Chỉ có mùi hương của người tu đức hạnh tuy ngược gió vẫn bay khắp muôn phương.” (Kinh Pháp cú, kệ 54)

🍀Thành Vương Xá (Rājagaha), Ấn Độ – ngày 20/2/2024 – Phật lịch 2568🙏

Ban truyền thông CPL

Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn
Bốn chúng đệ tử
Thiền thất của ngài Xá Lợi Phất
Thiền thất của ngài Xá Lợi Phất
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn tại núi Linh Thứu
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn tại núi Linh Thứu
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn tại núi Linh Thứu
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn tại núi Linh Thứu
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn tại núi Linh Thứu
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn tại núi Linh Thứu
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn tại núi Linh Thứu
Tinh tấn
Niềm vui về bên đức Phật
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn tại núi Linh Thứu
Lắng đọng tâm thư
Đảnh lễ Hương thất đức Từ phụ Thích Ca
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn tại núi Linh Thứu
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn tại núi Linh Thứu
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn tại núi Linh Thứu
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn tại núi Linh Thứu
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn tại núi Linh Thứu
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn tại núi Linh Thứu
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn tại núi Linh Thứu
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn tại núi Linh Thứu
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn tại núi Linh Thứu
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn tại núi Linh Thứu
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn tại núi Linh Thứu
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn tại núi Linh Thứu
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn tại núi Linh Thứu
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn tại núi Linh Thứu
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn tại núi Linh Thứu
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn tại núi Linh Thứu
Thượng tọa Thích Huyền Châu – người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ cùng Tăng đoàn tại núi Linh Thứu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *