Quán Âm thường cứu khổ – Khắp soi sáng thế gian

Tác giả: Tin và ảnh: Sóng Nắng

KHOÁ LỄ TRÌ CHÚ ĐẠI BI, LẠY NGŨ BÁCH DANH
LỄ KHÁNH VÍA ĐỨC BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM (ngày 19/2 âm lịch), Phật lịch 2569.
LỄ HẰNG THUẬN

Hôm nay, ngày 19/2/Ất tỵ (nhằm ngày 18/3/2025), Bổn tự bổn đạo chùa Phước Long, Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định, thành tâm thiết lễ hương hoa quả phẩm cúng dường ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm. Lễ lạy Kinh nguc bách danh hằng cầu tâm Bồ đề thêm lớn, gia đình quyến thuộc được cát bảo bình an.

“Huệ nhựt phá các tối
Hay tiêu tai khói lửa
Khắp soi sáng thế gian.
Lòng bi răng như sấm
Ý từ diệu dường mây
Xối mưa pháp cam lồ
Dứt trừ lửa phiền não”
(Phẩm Phổ Môn 25 của Kinh Pháp Hoa – HT. Thích Trí Tịnh dịch).

Trong ngày vía Quán Thế Âm, đôi nam nữ Phật tử Lâm Thế Ngọc và Trương Thị Tám một lòng đảnh lễ Tam bảo phát nguyện dùng chất liệu yêu thương để xây dựng hạnh phúc, thực hiện sáu bổn phận của nghĩa vợ chồng.

Lễ Hằng thuận hay còn gọi là lễ cưới ở chùa, được Hòa thượng Thích Thiện Hòa chính thức đặt tên năm 1971. “Hằng” là mãi mãi; “thuận” là hòa thuận; hằng thuận tức là mãi mãi thuận hòa. Vợ chồng mãi mãi thuận hòa thì gia đình sẽ hạnh phúc, ấm êm.

Lễ Hằng thuận trong Phật giáo bắt nguồn từ câu chuyện: Một lần, Đức Phật về thăm kinh thành Ca Tỳ La Vệ đúng vào ngày cưới của vương tử Ma Ha Nam. Mọi người trong kinh thành đã cung thỉnh Đức Phật và Tăng đoàn đến dự đám cưới của vương tử.

Đức Phật đã đến tham dự và chứng minh cho buổi lễ. Tại đây, Ngài đã ban những lời dạy cho vợ chồng vương tử Ma Ha Nam về bổn phận làm vợ, làm chồng; bổn phận làm cha, làm mẹ và nhiều bổn phận khác. Có lẽ, đây là một sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đến dự một đám cưới.

Tuy nhiên thời nay, chư Tăng rất ít khi đến dự đám cưới của người tại gia bởi ở đó thường ăn uống, hát ca, chúc tụng những bài hát của thế gian, không phù hợp với người tu hành.

Đức Phật là bậc đại trí tuệ. Giáo Pháp của Ngài phù hợp với căn cơ của mọi chúng sinh, dù là người xuất gia hay ở tại gia, lập gia đình. Với lòng từ bi muốn dùng mọi phương tiện để hóa độ chúng sinh, Ngài đã đưa ra những lời dạy dành cho người nam và người nữ để có được đời sống gia đình hạnh phúc, an vui qua nhiều bộ kinh, trong đó có kinh Thiện Sinh và kinh Giáo Thọ Ca Thi La Việt.

Ở Việt Nam, lễ Hằng thuận đầu tiên được gia đình Phật tử bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám tổ chức cho con gái đầu lòng tại chùa Từ Đàm (Huế) vào năm 1930. Đây là lễ cưới đầu tiên ở chùa trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. (st)

Đất Võ, ngày 19/3/2025, Phật lịch 2569.

Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Chư Tăng chùa Phước Long
Đạo tràng chùa Phước Long
Đạo tràng chùa Phước Long
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Trì Đại bi thần chú
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Cúng quá đường
Thọ trai
Thọ trai
Cúng đại bàng
Thuyết pháp
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Buổi lễ hằng thuận
Thỉnh chư Tăng
Lời đạo từ
Tân lan – Tân nương
Hai bên gia đình
Đại diện Phật tử tặng lời chúc tốt đẹp
Đảnh lễ Tam Bảo
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *