🍁THÀNH LẬP TĂNG ĐOÀN thuộc TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAKYA BUDDHA🍁
👉Vào lúc 7h00 sáng (giờ Ấn Độ) ngày 21 tháng 02 năm 2024, Phật lịch 2568 – tại Thánh địa Đại bảo Tháp tôn thờ Xá Lợi Phật của dòng họ Licchavi (Vesali, India), Thượng tọa Thích Huyền Châu, người sáng lập Trường Đại học Sakya Buddha tại Hoa Kỳ đã nhóm họp bốn chúng đệ tử trong không gian trang nghiêm và thanh tịnh, ngài đã bạch lên ba ngôi Tam bảo, Bồ tát, thiên long, bát bộ và long trọng tuyên bố “THÀNH LẬP TĂNG ĐOÀN thuộc TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAKYA tại HOA KỲ”.
Khi lời tuyên bố hùng lực của ngài vừa chấm dứt thì cơn mưa phùn buổi sáng cũng tạnh hẳn, ánh mặt trời ban mai xuất hiện, làm cho thân tâm bốn chúng đệ ai cũng rúng động vì chúng kiến cảnh kỳ diệu này, sau đó ngài Huyền Châu đã xưng tán Hồng danh đức Phật Bổn Sư Thích Ca, đại chúng đồng hòa và hữu nhiễu Đại bảo tháp. Bốn chúng đệ tử đồng phát nguyện tu học và hộ trì chánh pháp.
🍀Tỳ Xá Ly (Vesāli) là thủ đô của bộ tộc Licchavi, nước cộng hoà đầu tiên trên thế giới, nơi mà có nhiều sự kiện lịch sửtrọng đại liên quan đến Phật giáo. Chính nơi đây, là điểm dừng chân lần cuối của đức Phật để thuyết pháp và chúc phúc cho toàn dân thành Vesāli, vì Ngài thừa biết rằng mình không bao giờ trở lại nơi này thêm một lần nào nữa. Khi rời Tỳ Xá Ly, đức Phật đã ngoái đầu nhìn lại và tán thán: “Ôi xinh đẹp thay thành phố Tỳ Xá Ly! Ôi xinh đẹp thay những điện thờ và những khu lâm viên của Tỳ Xá Ly.” Thành phố Tỳ Xá Ly còn là quê hương của Ngài Duy Ma Cật, một vị cưsĩ Bồ Tát nổi tiếng mà đức Phật đã đề cập như một nhân vật giác ngộ chính trong Kinh Duy Ma Cật. Thành phố này còn là nơi nhận một phần tám xá lợi của đức Phật ngay sau lễ Trà Tỳ của Ngài. Những năm trước khi nhập diệt, đức Phậtthường hay lưu trú tại thành Tỳ Xá Ly này.
Lần thứ nhất Ngài từ Ma Kiệt Đà (Magadha) đến Tỳ Xá Lydo lời thỉnh cầu của toàn dân trong thành, mong nhờ oai đức của Phật để cứu bá tánh chúng sinh thoát khỏi nạn đói do hạn hán kéo dài, dân trong thành chết như rạ và dẫn đến nạn dịch nguy hiểm. Dân chúng Tỳ Xá Ly với nghi lễ trang nghiêm rực rỡ đến biên giới thỉnh Phật. Đức Phật qua sông Hằng và lên bờ sang nội địa của Tỳ Xá Ly. Khi về đến thành Tỳ Xá Ly đức Phật thuyết kinh Châu Báu (Ratana sutta) hay còn gọi là kinh Cầu An, thuộc Tiểu Bộ (Khuddhaka Nikāya). Sau đó đức Phật sai tôn giả A Nan cùng các vương tử Licchavi đi xung quanh kinh thành, vừa tụng kinh này, vừa rải nước được lấy từ bình bát của đức Phật. Thật là mầu nhiệm, tiếng tụng kinh vang đến chỗ nào thì nơi đó sấm sétnổi lên và mưa tuôn xuống, nhờ vậy mà dịch bệnh nơi đó biến mất. Sự kiện này đã làm cho dân chúng Tỳ Xá Ly càng kính tin đức Phật, hàng vạn người dân trong thành xin được quy y làm đệ tử tục gia của đức Thế Tôn. Dân chúng và Chính phủ hợp lực xây dựng tinh xá tên là Trùng Cát (Kutagara), trong rừng Đại Lâm (Mahavana) để thỉnh Phật và chư Tăng ở lại. Sau 7 ngày đức Phật trở về lại Ma Kiệt Đà với sự tiễn đưa rất là long trọng.
“Trong các loài hoa, dù là hoa Chiên Đàn, hoa Đa Dà La hay hoa Mạc Lợi, tuy thơm thật nhưng không thể bay ngược gió. Chỉ có mùi hương của người tu đức hạnh tuy ngược gió vẫn bay khắp muôn phương.” (Kinh Pháp cú, kệ 54)
🍀Thành Tỳ xá li (Vesali), Ấn Độ – ngày 21/2/2024 – Phật lịch 2568🙏