CỨ MỖI THÁNG 30 NGÀN ĐỒNG ĐẠO HỮU PHẬT TỬ CHÙA PHƯỚC LONG (Tây Sơn, Bình Định) GÓP NHẶT PHƯỚC LÀNH GỬI TẶNG BÀ CON BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN
Trên tinh thần lục độ Ba-la-mật, những người con Phật luôn mang trong mình niềm khao khát được giúp đỡ những người hữu duyên. Trên lộ trình vượt qua sanh tử, không phải ai cũng đủ can đảm đưa tay ra cứu giúp người khác khi mình vẫn còn trong tử sanh. Vậy mà hàng Bồ-tát sẵn sàng quên thân mình trước độ hết chúng sanh rồi sau mới chịu thành Phật. Một chí nguyện cao cả, một nếp sống đạo đức toàn vẹn và chỉ có người học Phật chân chánh mới dám thực hiện.
Ngày 8/9/2024, Phật lịch 2568 – Chùa Phước Long (Phú Phong, Tây Sơn, Bình Đình) với chương trình Hạt cơm Phật (mỗi năm 3 lần) – Từ bi điền (mỗi tháng một lần) kết hợp với Bát cơm Hương tích đã cùng nhau gửi một phần cơm và ít viện phí đến những bệnh nhân tại Trung tâm y tế huyện Tây Sơn. Điều ấy tuy nhỏ nhưng đã trở thành năng lượng có khả năng chuyển hoá nhân sinh.
Xin cảm ơn quý đạo hữu Phật tử đã góp chút hương thơm để đời ít tiếng nấc. Xin cảm ơn Bát cơm Hương Tích vì sự tinh tấn thầm lặng này.
👉Lời dạy trong Đại trí độ luận:
Bồ-tát khi mới phát tâm đã ở trước hết thảy chúng sanh, huống gì nhiều kiếp tu hành? Bồ-tát công đức trí tuệ lớn nên đời đời thường lớn, có thể làm lợi ích cho Thanh-văn, Bích-chi-phật. Chúng sanh biết ơn Bồ-tát nên tôn sùng kính trọng, cho đến ở trong súc sanh cũng là tôn trọng.
Như Bồ-tát kiếp xưa làm nai, màu sắc như vàng, sừng bảy báu, năm trăm nai tùy tùng kính thờ. Nếu sanh trong lồi người, đời tốt thì làm chuyển luân Thánh vương, đời ác thường làm Đại vương, hộ trì Phật pháp lợi ích chúng sanh. Nếu xuất gia, gặp đời có Phật pháp thời làm vị đại độ sư cho đời, hưng hiển Phật pháp; nếu gặp đời không Phật pháp thì làm Đại sư ngoại đạo, tu hành bốn vô lượng tâm. A-la-hán, Bích-chi-phật, tuy vô lậu mà việc lợi ích ít, ví như một thăng váng sữa tuy tinh chẳng bằng cao sữa đầy nước biển lớn. Bồ-tát tuy trí tuệ hữu lậu mà đến khi thành thục, thời lợi ích vô lượng.
Thanh tịnh báo đáp ơn đại thí: có người nói Bồ-tát chứa nhiều phước nhưng chưa trừ hết phiền não, nên thọ của người tín thí, chưa thể thanh tịnh báo đáp. Phật dạy: Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật, thấy các pháp đều không, không thể có được, huống gì các kiết sử. Bồ-tát vào trong pháp tánh, không chứng thật tế cho nên có thể thanh tịnh báo đáp phước thí chủ.
Lại nữa, công đức Bồ-tát rộng lớn, từ khi phát tâm lại đây, muốn thay thế hết thảy chúng sanh chịu mọi sự khổ, muốn đem hết thảy công đức cho hết thảy chúng sanh, vậy sau mới cầu Phật đạo cho mình, nhưng việc ấy không thể được nên mới tự thành Phật để độ hết thảy chúng sanh.
Lại chí nguyện Bồ-tát không ràng buộc theo vô số kiếp, cũng như thế gian như, pháp tánh, thật tế, hư không trụ lâu, tăng Bồ-tát trụ thế gian làm lợi ích chúng sanh cũng lâu như thế, không có cùng tận. Bồ-tát như vậy mà không thể thanh tịnh báo đáp phước thí chủ thì ai có thể thanh tịnh báo đáp: Như cha mẹ tuy có kiết sử các ái, vì một đời làm lợi ích cho con nên nhận được sự cúng dường, khiến nó được đại phước, huống gì Bồ-tát không có các kiết sử, mà trụ vô biên đời làm lợi ích chúng sanh mà không thanh tịnh báo đáp?
Lại nữa, Bồ-tát chỉ có bi tâm, không có Bát-nhã mà còn có thể lợi ích, huống gì tu hành Bát-nhã ba-la-mật.
Một số hình ảnh tặng tịnh tài đến bà con: