101 Câu chuyện thiền (song ngữ) – chuyện 01: Tách trà

Tác giả: Thiền sư Muju - Trần Đình Hoành dịch

101 câu chuyện Thiền (101 Zen Stories) là quyển sách do Thiền sư Nyogen Senzaki tổng hợp năm 1919, gồm các chuyện và công án thiền thời thế kỷ 19 và 20 và bản dịch của Shasekishū (Sand and Pebbles), do Thiền sư Nhật Mujū (無住 , Vô Trú) viết vào thế kỷ 13.

101 Zen Stories sau đó được Paul Reps in lại dưới tên “Zen Flesh, Zen Bones.”

Danh mục dưới đây gồm các bài đã được chúng tôi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, cộng thêm lời bình.

Gọi là “bình” nhưng thực ra chẳng “bình” gì cả.  Đó chỉ là một vài giải thích thêm để làm rõ những nơi bí ẩn khó hiểu, hoặc nhấn mạnh thêm vài nơi cần nhấn mạnh… với hy vọng là mọi độc giả của mọi tầng lớp đều có cơ hội hiểu và thưởng thức cái đẹp của truyện thiền.

Phần Dịch và Bình của mỗi truyện có thể thay đổi theo thời gian, mỗi khi chúng tôi khám phá ra điều gì cần sửa đổi.

Trong khi đọc mỗi bài, nếu có thêm đề nghị gì, xin các bạn viết vào phần phản hồi cuối bài, hay email về tdhoanh@gmail.com. Thành thật cảm ơn các bạn.

Truyện thì trước hết là đọc cho vui, thưởng thức một mảnh văn hóa nhỏ, sau đó là hy vọng chúng ta có thể nắm được bài học sâu sắc từ trong truyện để làm giàu cho cách sống của mình.

Nhưng cứ vui trước đã, giàu hay không thì tính sau.

Chúc các bạn thân tâm thường an lạc.

Trần Đình Hoành

 ——–

101 Zen Stories is a book compiled in 1919 by Zen Master Nyogen Senzaki , consisting of Zen stories and koans of the 19th and 20th centuries, and the translation of Shasekishū (Sand and Pebbles) written by Zen Master Mujū in the 13th century.

101 Zen Stories later was published by Paul Reps under the name “Zen Flesh, Zen Bones.”

I have done some annotations to these stories–a little explanation to clarify some difficult point, or to emphasize some point that requires attention—in the hope that readers of all levels may have an opportunity to understand and enjoy the beauty of these Zen stories.

Stories are first for enjoyment, cherishing a small piece of culture.  After that, hopefully we can grasp some deep lessons from them to enrich our way of living.

But let’s find enjoyment first, and think about enrichment later.

Metta,

Trần Đình Hoành

—————————————————–

Chuyện 01 – Tách trà

Nan-in, một thiền sư thời Minh Trị Thiên Hoàng (1868-1912), tiếp một giáo sư đại học đến để hỏi về Thiền.

Nan-in rót trà. Thiền sư rót đầy tách của giáo sư, và cứ tiếp tục rót.

Vị giáo sư nhìn trà tràn ra ngoài cho đến lúc ông không nhịn được nữa, “Tràn ra ngoài rồi, không thêm được nữa!”

“Như là tách trà này,” Nan-in nói, “ông đầy ý kiến và phỏng đoán. Làm sao tôi có thể chỉ Thiền cho ông nếu ông không đổ sạch tách của ông trước?”

Lời bình:

* Câu chuyện này không nhất thiết chỉ đúng cho học Thiền. Muốn tìm hiểu bất kỳ điều gì ờ đời–một tôn giáo, một người, một nhóm người, một nền văn hóa, một dân tộc, một lịch sử, một vụ kiện, v.v… chúng ta phải đổ sạch tách thành kiến, giả định, phỏng đoán và kết luận trong đầu–một cái tách trống rỗng, một tờ giấy trắng tinh–thì chúng ta mới có thể học hỏi được.

Bạn đang bắt đầu vào cuộc hành trình qua 101 Truyện Thiền để tìm hiểu Thiền là gì. Đây là truyện đầu tiên. Bạn cần đổ sạch tách của bạn, để bước vào và đi qua cuộc hành trình này.

Bạn đã nghe, đọc, biết và hiểu gì về Thiền trước kia? Xin bạn đổ sạch. Để tâm và trí trống rỗng cho cuộc hành trình.

Tâm rỗng lặng, nhớ nhé.

* Và đây là tinh yếu: Tâm rỗng lặng là tâm thiền.

Khi tâm bạn rỗng lặng hoàn toàn, không hề có một thành kiến, giả định, phỏng đoán và kết luận nào, thì đó chính là Thiền. Bạn đã đạt được Thiền.

Bài học đầu tiên cũng là bài học cuối cùng. Phương tiện (giữ tâm rỗng lặng để học) cũng là mục đích (đạt được tâm rỗng lặng).

——-

Stories 01 – A cup of tea

Nan-in, a Japanese master during the Meiji era (1868-1912), received a university professor who came to inquire about Zen.

Nan-in served tea. He poured his visitor’s cup full, and then kept on pouring.

The professor watched the overflow until he no longer could restrain himself. “It is overfull. No more will go in!”

“Like this cup,” Nan-in said, “you are full of your own opinions and speculations. How can I show you Zen unless you first empty your cup?”

Annotation:

* This story is true not only for Zen study but also for everything else.

To find understanding in anything – a religion, a person, a group of people, a culture, a people, a history, a court case, etc., we must empty the cup of prejudices, assumptions, speculations and conclusions already existing in our mind/heart – an empty cup, a blank sheet of paper – then we may understand.

You are starting a journey through 101 Zen Stories to explore Zen.  This is the first story. 

You need to empty your cup, to enter and go through the journey.

What have you heard, read, known and understood about Zen previously?
Please put them aside.  Keep your mind and heart empty for the journey.

An empty mind/heart, remember!

* And here is the essence of the teaching: The empty mind/heart is the Zen heart.

When your mind/heart is totally empty, when your mind/heart has no prejudices, no assumptions, no speculations and no conclusions, then that is Zen. You have achieved Zen.

The first lesson is also the last lesson. The means (keeping an empty mind/heart) is also the goal (achieving an empty mind/heart).

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *