Ngọn lửa từ bi – tưởng niệm 60 năm ngày Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân

Tác giả: Hoa Biển tổng hợp, ảnh Nhựt Lâm

Ngọn lửa từ bi của Bồ tát Thích Quảng Đức và chư thánh tử đạo đã và đang thắp sáng mãi trong hàng triệu trái tim của người con Phật nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung trong sự nghiệp hoằng dương Phật pháp và bảo vệ dân tộc.

Bồ tát Thích Quảng Đức, là một thiền sư Phật giáo Đại thừa người Việt Nam. Ngài là người đã tẩm xăng tự thiêu tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng, Sài Gòn (nay là ngã tư đường Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh) vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm.

Sơ lược tiểu sử của Bồ tát Thích Quảng Đức:

Bồ tát Thích Quảng Đức, thế danh Lâm Văn Tức, sinh 1897 tại làng Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, thuộc miền Trung Việt Nam, trong một gia đình có bảy anh chị em, cha là Lâm Hữu Ứng và mẹ là Nguyễn Thị Nương. Năm lên bảy tuổi, cậu bé Lâm Văn Tức xuất gia tu học với Hòa thượng Thích Hoằng Thâm, vừa là thầy bổn sư, vừa là cậu ruột. Ngài được Hòa thượng Hoằng Thâm nhận làm con chính thức, nên lấy tên là Nguyễn Văn Khiết.

Năm mười lăm tuổi Lâm Văn Tuất thọ giới Sa Di, năm hai mươi tuổi thọ Tỳ Kheo giới pháp danh Thị Thủy (是水), pháp tự Hạnh Pháp (行法), pháp hiệu Quảng Đức (廣德) nối pháp đời thứ 42 thiền tông Lâm Tế thế hệ thứ 9 của phái Chúc Thánh. Thọ giới xong hòa thượng vào một ngọn núi tên là Hòn núi Đất thị xã Ninh Hòa – Khánh Hòa phát nguyện tịnh tu ba năm, về sau ông đã trở lại ngọn núi này để thành lập một ngôi chùa lấy hiệu là Thiên Lộc.

Sau quãng thời gian sống biệt lập, ngài bắt đầu du hành khắp miền Trung để giảng pháp. Sau 2 năm ông trở lại nhập thất tại chùa Sắc Tứ Thiên Tứ tại xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, gần thành phố Nha Trang.

Năm 1932, ngài được bổ nhiệm làm chức kiểm tăng tại chi hội Phật giáo Ninh Hòa, sau đó nhận nhiệm vụ kiểm tăng trong tỉnh Khánh Hòa. Trong suốt thời gian ở miền Trung Việt Nam, ngài đã tiến hành kiến tạo và trùng tu 14 ngôi chùa.

Năm 1934, rời Khánh Hòa vào miền Nam để giáo hóa, ngài cũng từng đến Campuchia hai năm để học hỏi và nghiên cứu kinh điển theo truyền thống Theravada. Cũng như ở miền Trung, hai mươi năm hành đạo ở miền Nam, ngài đã khai sơn và trùng tu 17 ngôi chùa. Như vậy, ông đã có công xây dựng hoặc trùng tu tất cả 31 ngôi chùa. Ngôi chùa cuối cùng là nơi ông trụ trì là chùa Quan Thế Âm ở xã Phú Nhuận, Gia Định, nay con đường này đã đổi thành chính tên của ông là Thích Quảng Đức.

Ngài đã từng giữ chức vụ Phó trị sự và Trưởng ban nghi lễ của Giáo hội Tăng già Nam Việt trong một thời gian khá lâu. Trước đó, ngài có lúc đã nhận nhiệm vụ trụ trì chùa Phước Hòa, trụ sở đầu tiên của Hội Phật học Nam Việt. Khi trụ sở này dời về chùa Xá Lợi, ngài xin thôi việc để có đủ thời gian an tâm tu niệm.

Chống sự kỳ thị tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm:

Bắt đầu từ sự bất bình của Phật giáo nổ ra sau lệnh cấm treo cờ tôn giáo nơi công cộng ban hành đầu tháng 5 năm 1963 trước lễ Phật Đản 2 ngày trong khi chỉ vài ngày trước đó, giáo dân được cho phép treo cờ Vatican trong một buổi lễ tấn phong Tổng giám mục xứ đạo Huế của Ngô Đình Thục, anh trai Ngô Đình Diệm.

Ở Huế, ngày 7 tháng 5, trước sự phản đối của giới Phật tử, Tỉnh trưởng Huế đã đồng ý cho phép treo cờ và đèn Phật giáo, nhưng Lãnh đạo Tổng hội Phật giáo Miền Trung nhận định chính quyền Ngô Đình Diệm vẫn không từ bỏ chính sách kỳ thị Phật giáo nên vẫn tiếp tục hành động đối phó chính quyền. Sau đó, ngày 8 tháng 5, các Phật tử đã tụ tập và diễu cờ Phật giáo nhân dịp Phật đản năm 1963 tại đài phát thanh Huế và kéo theo đó là một vụ nổ súng.

Phản ứng lại vụ nổ súng này, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã chối bỏ trách nhiệm của chính quyền về thương vong và quy trách nhiệm cho “Việt Cộng” khiến cho sự phản kháng càng dữ dội. Các lãnh đạo Phật giáo đưa ra bản yêu sách gồm các điểm:

– Chính phủ bỏ lệnh cấm treo cờ Phật giáo

– Được tự do hành đạo như Công giáo

– Xem xét lại dụ số 10 để không coi tôn giáo như một hiệp hội

– Chấm dứt khủng bố đàn áp Phật giáo

– Bồi thường cho các nạn nhân vụ đài phát thanh Huế và trừng trị kẻ gây đổ máu.

Trước bối cảnh kỳ thị tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm, Bồ tát Thích Quảng Đức đã viết trong tâm thư:

“Tôi pháp danh Thích Quảng Đức, Hòa thượng trụ trì Chùa Quán Âm, Phú Nhuận (Gia Định). Nhận thấy Phật giáo nước nhà đương lúc ngửa nghiêng, tôi là một tu sĩ mệnh danh là trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để cho Phật Pháp tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo.”

Ngọn lửa thiêng đã bùng cháy vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng, Sài Gòn ngài để lại quả tim bất diệt, và ngọn lửa từ bi đã mở ra một trang sử mới vang dội của Phật giáo Việt Nam trong hành trình giữ gìn đạo Phật và con đường đưa chúng sinh đến hòa bình, an lạc trong mảnh đất Việt.

Phóng viên David Halberstam viết trên tờ New York Times:

“I was to see that sight again, but once was enough. Flames were coming from a human being; his body was slowly withering and shriveling up, his head blackening and charring. In the air was the smell of burning human flesh; human beings burn surprisingly quickly. Behind me I could hear the sobbing of the Vietnamese who were now gathering. I was too shocked to cry, too confused to take notes or ask questions, too bewildered to even think…. As he burned he never moved a muscle, never uttered a sound, his outward composure in sharp contrast to the wailing people around him.

Tạm dịch:

“Tôi lại thấy cảnh đó thêm lần nữa, nhưng một lần là đủ lắm rồi. Ngọn lửa phun ra từ một con người; thân thể ông cháy héo khô dần và teo nhăn lại, đầu của ông đen dần và hóa than. Trong không khí thoảng mùi cháy khét của thịt người; loài người có thể cháy nhanh một cách đáng ngạc nhiên. Từ phía sau tôi có thể nghe tiếng thổn thức của những người Việt giờ đang tụ tập. Tôi đã quá sốc để khóc, quá bối rối để ghi chép hay đặt câu hỏi, quá ngỡ ngàng để cả suy nghĩ… Khi cháy, ông ấy không hề cử động một cơ bắp nào, không hề bật ra một âm thanh nào, sự điềm tĩnh của ông thật trái ngược với cảnh những người đang rền rĩ khóc than xung quanh.

Chùa Tây Thiên – Nha Trang
Bồ tát Thích Quảng Đức trước chính điện chùa Xá Lợi mấy ngày trước khi tự thiêu.
Nha Trang – Khánh Hoà
Lễ tưởng niệm 60 năm ngày Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân
Khu tượng đài Bồ tát Quảng Đức
Thanh thiếu niên Phật tử trong ngày tưởng niệm
Lễ đài tưởng niệm Bồ tát Quảng Đức tại Tổ đình Long Sơn – Nha Trang
Lễ đài tưởng niệm Bồ tát Quảng Đức tại Tổ đình Long Sơn – Nha Trang
Thanh thiếu niên Phật tử trong ngày tưởng niệm
Lời nguyện của Bồ tát Quảng Đức
Lược sử của Bồ tát Quảng Đức
Triển lãm cuộc đời và hành trạng Bồ tát Quảng Đưc
Bồ tát Quảng Đức
Chư Thánh tử đạo
Chư Thánh tử đạo
Kim thân đức Phật Thích Ca tại Tổ đình Long Sơn – Nha Trang được xây dựng sau ngày pháp nạn
Sách báo lúc bấy giờ đánh dấu sự kiện trọng đại
Quả tim bất diệt
Sách báo lúc bấy giờ đánh dấu sự kiện trọng đại
Sách báo lúc bấy giờ đánh dấu sự kiện trọng đại
Sách báo lúc bấy giờ đánh dấu sự kiện trọng đại
Sách báo lúc bấy giờ đánh dấu sự kiện trọng đại
Chư Tăng dự lễ
Bốn chúng dự lễ
Sách báo lúc bấy giờ đánh dấu sự kiện trọng đại
Tham dự lễ
Sách báo lúc bấy giờ đánh dấu sự kiện trọng đại
Y bát của Bồ tát Quảng Đức
Quang cảnh lễ tưởng niệm
Chư thánh tử đạo
Phật giáo đồ dự lễ tưởng niệm chư thánh tử đạo
Các sư chú dự lễ
Tham dự lễ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *