Thư mời: Tham dự pháp hội Phật đản năm 2022 tại chùa Phước Long, Bình Định

Tác giả: Ban truyền thông Phước Long

Chương trình Pháp hội

“KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2566”

Địa điểm: Chùa Phước Long, Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định

Từ ngày 07 đến 13 / 4 / Nhâm Dần (nhằm ngày 7 – 13 / 5 / 2022

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính bạch chư tôn thiền đức Tăng Ni,

Kính thưa quý Đạo hữu, Phật tử, thiện hữu tri thức các giới gần xa.

Cách đây 2646 năm tại vùng Bắc Ấn Độ, một bậc Thánh nhân đã thị hiện nơi cõi Ta-bà, với tên gọi là Thái tử Tất-đạt-đa[1] (Siddhārtha) con của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và mẹ là Hoàng hậu Ma-da (Maya). Ngày đức Phật đản sinh có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với tất cả tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng; ngày mà Liên Hiệp Quốc tôn vinh, và tổ chức lễ hội tôn giáo thế giới nhằm đẩy mạnh và phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Phật giáo vì hòa bình cho nhân loại.

Hòa cùng vào niềm hân hoan của hàng triệu trái tim người con Phật khắp năm châu, Tứ chúng chùa Phước Long, Tây Sơn, Bình Định cùng nhau vân tập về chùa tham dự pháp hội tu tập 07 ngày để thu nhiếp sáu căn, chuyển hóa nghiệp lực của chính mình và mọi người hữu duyên; nguyện đem công đức lành này kính cúng dường lên đức Từ phụ Thích Ca “kỷ niệm ngày đức Phật đản sinh lần thứ 2646 – Phật lịch 2566”.

Chúng con kính thỉnh chư tôn thiền đức Tăng Ni từ bi chứng minh;

Bổn tự kính mời quý Đạo hữu, Phật tử, thiện tri thức gần xa cùng nhau về chùa tu tập.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến thân bằng quyến thuộc và pháp giới chúng sanh được tai qua nạn khỏi, tật bệnh tiêu trừ, ác duyên chuyển thành thiện duyên.

Nam Mô Lâm Tỳ Ni Viên, Vô Ưu Thọ Hạ, Thị Hiện Đản Sinh, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Phật lịch 2566, ngày 20.04.2022

Trân trọng kính mời

Thích Nhựt Lâm

Đức Phật đản sinh

CHƯƠNG TRÌNH 07 NGÀY PHÁP HỘI PHẬT ĐẢN

* Ngày mùng 07 tháng 4 năm Nhâm Dần

(nhằm ngày 7 / 5 / 2022)

– 07h00 : Phật tử vân tập, nhận thẻ thành viên

– 08h00 : Hướng dẫn nghi thức khóa tu

– 09h00 : Lễ khai mạc – bạch Phật & cúng ngọ

– 10h45 : Thọ trai

– 12h00 : Chỉ tịnh

– 13h30 : Báo thức và giải khát

– 14h00 : Thọ trì kinh Pháp Hoa và niệm Phật kinh hành

– 15h00 : Pháp thoại:

+ Đề tài: ĐỨC PHẬT SOI SÁNG ĐỜI CON

+ Giảng sư: Đại đức Thích Nhựt Lâm

– 16h45 : Dược thực

– 19h00 : Thọ trì kinh Pháp Hoa

– 21h30 : Hô canh & tọa thiền

– 22h00 : Chỉ tịnh

* Ngày mùng 08 tháng 4 năm Nhâm Dần

(nhằm ngày 8 / 5 / 2022)

– 04h10 : Thức chúng

– 04h20 : Công phu khuya

– 05h30 : Chấp tác

– 06h00 : Điểm tâm

– 07h30 : Thọ trì kinh Pháp Hoa và niệm Phật kinh hành

– 09h00 : Lạy Ngũ Bách Danh

– 10h45 : Thọ trai

– 12h00 : Chỉ tịnh

– 13h30 : Báo thức và giải khát

– 14h00 : Thọ trì kinh Pháp Hoa và niệm Phật kinh hành

– 15h00 : Pháp thoại:

+ Đề tài: CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC 

+ Giảng sư: Thượng tọa Thích Đồng Hội 

– 16h45 : Dược thực

– 19h00 : Thọ trì kinh Pháp Hoa

– 21h30 : Hô canh & tọa thiền

– 22h00 : Chỉ tịnh

* Ngày mùng 09 tháng 4 năm Nhâm Dần

(nhằm ngày 9 / 5 / 2022)

– 04h10 : Thức chúng

– 04h20 : Công phu khuya

– 05h30 : Chấp tác

– 06h00 : Điểm tâm

– 07h30 : Thọ trì kinh Pháp Hoa và niệm Phật kinh hành

– 09h00 : Lạy Ngũ Bách Danh

– 10h45 : Thọ trai

– 12h00 : Chỉ tịnh

– 13h30 : Báo thức và giải khát

– 14h00 : Thọ trì kinh Pháp Hoa và niệm Phật kinh hành

– 15h00 : Pháp thoại:

+ Đề tài: PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN HÓA BA NGHIỆP

+ Giảng sư: Đại đức Thích Hiền Đăng

– 16h45 : Dược thực

– 19h00 : Thọ trì kinh Pháp Hoa

– 21h30 : Hô canh & tọa thiền

– 22h00 : Chỉ tịnh

* Ngày mùng 10 tháng 4 năm Nhâm Dần

(nhằm ngày 10 / 5 / 2022)

– 04h10 : Thức chúng

– 04h20 : Công phu khuya

– 05h30 : Chấp tác

– 06h00 : Điểm tâm

– 07h30 : Thọ trì kinh Pháp Hoa và niệm Phật kinh hành

– 09h00 :  Pháp thoại:

+ Đề tài: BẢY ĐÓA SEN NÂNG BẬC GIÁC NGỘ

+ Giảng sư: Sư cô Tánh Hòa

– 10h45 : Thọ trai

– 12h00 : Chỉ tịnh

– 13h30 : Báo thức và giải khát

– 14h00 : Thọ trì kinh Pháp Hoa và niệm Phật kinh hành

– 15h00 : Hướng dẫn nghi thức lễ Phật Đản

– 16h45 : Dược thực

– 17h15 : Diễu hành kính mừng Phật đản

– 21h30 : Hô canh & tọa thiền

– 22h00 : Chỉ tịnh

* Ngày mùng 11 tháng 4 năm Nhâm Dần

(nhằm ngày 11 / 5 / 2022)

– 04h10 : Thức chúng

– 04h20 : Công phu khuya

– 05h30 : Chấp tác

– 06h00 : Điểm tâm

– 07h30 : Thọ trì kinh Pháp Hoa và niệm Phật kinh hành

– 09h00 : Lạy Ngũ Bách Danh

– 10h45 : Thọ trai

– 12h00 : Chỉ tịnh

– 13h30 : Báo thức và giải khát

– 14h00 : Thọ trì kinh Pháp Hoa và niệm Phật kinh hành

– 15h00 :  Trì thần chú Đại Bi cầu tật bệnh tiêu trừ 

– 16h45 : Dược thực

– 19h00 : Thọ trì kinh Pháp Hoa

– 21h30 : Hô canh & tọa thiền

– 22h00 : Chỉ tịnh

* Ngày mùng 12 tháng 4 năm Nhâm Dần

(nhằm ngày 12 / 5 / 2022)

– 04h10 : Thức chúng

– 04h20 : Công phu khuya

– 05h30 : Chấp tác

– 06h00 : Điểm tâm

– 07h30 : Thọ trì kinh Pháp Hoa và niệm Phật kinh hành

– 09h00 : Lạy Ngũ Bách Danh

– 10h45 : Thọ trai

– 12h00 : Chỉ tịnh

– 13h30 : Báo thức và giải khát

– 14h00 : Thọ trì kinh Pháp Hoa và niệm Phật kinh hành

– 15h00 : Pháp thoại:

+ Đề tài: ĐỨC PHẬT và DÒNG TỘC THÍCH CA

+ Giảng sư: Đại đức Thích Đồng Lực

– 16h45 : Dược thực

– 18h15 : Cổ Phật khất thực 

– 19h00 : Lễ tắm Phật và nghi thức cúng dường Phật đản

– 19h00 : Thọ trì kinh Pháp Hoa

– 21h30 : Hô canh & tọa thiền

– 22h00 : Chỉ tịnh

* Ngày mùng 13 tháng 4 năm Nhâm Dần

(nhằm ngày 13 / 5 / 2022)

– 04h10 : Thức chúng

– 04h20 : Công phu khuya

– 05h30 : Chấp tác

– 06h00 : Điểm tâm

– 07h30 : Trì chú Đại Bi

– 09h00 : Lễ quy y Tam bảo và phóng sanh

– 10h45 : Thọ trai

– 12h00 : Chỉ tịnh

– 13h30 : Báo thức và giải khát

– 14h00 : Tụng kinh Pháp Hoa, niệm Phật kinh hành

– 15h00 : Thiền trà

+ Đề tài: KỂ VỀ ĐỨC PHẬT

+ Người hướng dẫn: Đại đức Thích Nhựt Lâm và chư Tăng

– 16h00 : Dược thực

– 17h00 : Hoàn mãn.

———

Chú thích:

[1] Tóm tắt tiểu sử đức Phật Thích Ca

– Tên: Siddhārtha Gautama,

– Sinh năm 624 TCN, tại: Lumbini (Lâm Tỳ Ni), Nepal,

– Nhập niết bàn: 544 TCN, Trụ thế: 80 tuổi, Kushinagar (Câu Thi Na), Ấn Độ,

– Tên khác: Siddhartha Gautama, Shakyamuni, Shakya Gauma,

– Lập gia thất với: Yasodharā (Da-du-đà-la),

– Con: Rāhula (La-hầu-la),

– Cha: Suddhodana (Tịnh Phạn),

– Mẹ: Maya (Ma-da),

– Dòng họ: Gautama của Shakya.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *