Chúng ta thường nhầm tưởng rằng: Tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền nghĩa là đang tu. Còn như lúc rửa rau, quét rác, thổi cơm…thì đó là công việc, không phải là tu. Điều đó hoàn toàn không đúng.
Tụng Kinh, niệm Phật, hành thiền… tất cả chỉ là đều chỉ là phương tiện giúp mình giữ tâm an ổn, tỉnh giác. Điều quan trọng là chúng ta phải biết vận dụng vào trong mọi sinh hoạt hàng ngày để tu sửa thân tâm. Đó mới chính là tu tập.
Tu tập như vậy thì dù có nghe người khác mắng chửi mình, mình vẫn giữ được an ổn. Còn nếu mà bị người khác mắng chửi, mình nổi giận đùng đùng thì như vậy chưa phải là biết tu tập.
Vì thế, yếu lý trong sự tu tập đó là vận dụng lời dạy trong Kinh điển đểu tu sửa thân tâm. Nghiệp nhân xấu ác tạo quả sướng khổ đều là do mình tạo ra và chiêu cảm thành những cảnh giới buồn vui hay an lạc. Không ai có thể làm hại mình và cũng không ai khác có thể cứu vớt được mình. Tất cả đều do nghiệp lực chiêu cảm mà thành.

Nghiệp là những hành động có tác ý, có tư duy và trở thành một sức mạnh chi phối ngược lại với đời sống chúng ta. Vì thế nghiệp đạo là con đường mà chúng sinh phải đi qua do nghiệp đã tạo. Những con đường đó gọi là “sáu nẻo luân hồi”, đó là các cảnh giới: Thiên, nhân, Atula, địa ngục, ngã quỷ, súc sinh.
Vậy địa ngục là nơi nào? Vì sao địa ngục khổ? Gây nhân gì mà phải đoạ vào địa ngục? Trong Kinh bổn nguyện của Địa Tạng Bồ Tát, Đức Phật ngợi khen công đức vô lượng vô biên mà Bồ tát Địa tạng đã làm lợi cho chúng sanh trong vô lượng vô số kiếp như thế nào?
Bồ tát Địa Tạng với đại nguyện “Địa ngục vị không thệ bất thành Phật, chúng sanh độ tận phương chứng Bồ đề”, vậy nhân duyên nào mà ngài đã lập nguyện rộng lớn như thế và công hạnh của Bồ tát Địa Tạng như thế nào?
P/s: Để tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa của bản Kinh và hướng dẫn tu tập hành trì đạt được lợi ích cho tất cả chúng ta, hãy tìm hiểu cuốn Kinh Địa Tạng Giảng Giải do Thượng toạ Thích Huyền Châu biên soạn.
(Source: Vienphathoc Bodephatquoc).